CHƯƠNG VI

TƯƠNG ƯNG BỘ KINH

Bộ sưu tập nầy gồm những bài kinh trong Tạng Kinh được gọi Tương Ưng Bộ Kinh gồm 7762 bài có độ dài không đều, đa số là ngắn, được sắp xếp trong một thứ tự đặc biệt tuỳ theo chủ đề thành năm phần chính gọi là Năm Thiên:

(a) Thiên có kệ (Sagāthā Vagga),
(b) Thiên Nhân Duyên (Nidāna Vagga),
(c) Thiên Uẩn (Khandha Vagga),
(d) Thiên Sáu Xứ (Saḷāyatana Vagga) và
(e) Thiên Đại Phẩm (Mahā Vagga).

Mỗi thiên chính được chia thành năm năm sáu nhóm gọi là Tương Ưng - kết nhóm theo chủ đề liên quan. Sau khi thấy có những chủ đề liên quan tương ứng với nhau nên được gọi là Tương Ưng, ví dụ Tương Ưng Giác Chi về Bảy Yếu Tố Giác Ngộ, hay sau vài nhân vật chính như Đại Đức Sāriputta, Vua Pasenadi xứ Kosala, hay Sakka. Tương Ưng Kosala là một nhóm những bài kinh liên đến Vua Pasenadi xứ Kosala, Tương ưng Devatā đề cập đến chư thiên như Sakka, Indra, Brahma, v.v... Mỗi tương ưng được chia lại thành nhiều phần làm thành những bài kinh riêng. Như vậy bài Kinh Chuyển Pháp Luân nổi tiếng là bài kinh thứ nhất trong phần thứ nhì của Tương ưng Sự Thật nằm trong Thiên Đại Phẩm của Tương Ưng Bộ Kinh. Trong những đoạn trích sau đây chỉ trích ít bài Kinh đại diện cho mỗi Phẩm chính.

* (a) THIÊN CÓ KỆ
(Sagāthā Vagga Samyutta Pāḷi)

Thiên chính nầy của Sagāthā Vagga Samyutta Pāḷi gồm mười một tương ưng có những bài Kinh kết nhóm theo tính chất xuất hiện trong chúng, Vua cõi trời, Chư Thiên, Phạm Thiên, Ma Vương, Vua xứ Kosala, tỳ khưu, tỳ khưu ni. Tên của Thiên, Sagāthā, được chiết ra từ sự kiện rằng những nhân vật khác nhau xuất hiện trong những bài Kinh tiến hành những cuộc đàm thoại hay phỏng vấn với Đức Phật đa số bằng kệ.

Tương Ưng Chư Thiên (Devatā Samyutta)

Thể theo lời thỉnh cầu của Phạm Thiên, Đức Phật giải thích trong bài Kinh Oghatarana của tương ưng nầy rằng vị ấy vượt bộc lưu ái dục, bộc lưu hữu, bộc lưu tà kiến, và bộc lưu vô minh không bằng cách dừng lại, cũng không bằng cách bước tới.

Bằng cách dừng lại vị ấy sẽ bị chìm trong cơn xoáy; bằng cách bước tới vị ấy sẽ bị cuốn trôi theo dòng lũ. Vị ấy theo trung đạo.

Đức Phật cũng dạy những bài Kinh khác trong Tương Ưng nầy rằng tất cả chúng sanh bị vướng trong lưới của tham ái sản sinh ra do sáu nội căn và sáu ngoại trần. Con đường để thoát khỏi những vướng mắc nầy là trở nên an trú trong Giới, phát triển Thiền Định và Thiền Tuệ để hoàn mãn trí tuệ giải thoát.

Tham ái (Taṇhā) vẫn còn có thể phát sanh, mãi cho đến khi người đó hoàn toàn phát triển trong tuệ Đạo. Sự kiện nầy được minh chứng nhờ sự tích của một thiên nam tên Samaṇa, trong kinh Acchrā. Một thanh niên nào đó có đức tin trong Giáo Pháp của Đức Phật xin được gia nhập Tăng Đoàn. Sau đó nhận đề mục hành thiền theo ý thích, vị ấy chuẩn bị chốn độc cư trong rừng và tận tuỵ không ngừng vào việc hành thiền. Vị ấy nổ lực hành thiền rất tích cực. Như vậy ngày và đêm cố gắng và bị mất sức vì thực phẩm thiếu chất bổ dưỡng, vị ấy dột nhiên bại liệt và gây tử vong ngay. Dầu đã nổ lực hết sức trong việc hành thiền, vị ấy qua đời mà không đạt được tầng Nhập Lưu, Sotāpanna.

Do tham ái chưa diệt trừ được, vị ấy phải chịu luân hồi; nhưng do quả của thiện nghiệp tích luỹ được nhờ hành thiền, thiên cung nguy nga tráng lệ đang chờ vị ấy ở cõi trời Tāvatimsa (Đâu Suất).

Bởi do hoá sanh ngay, vị ấy xuất hiện dường vừa thức giấc, ở cổng của sảnh đường, một thiên sanh rực rỡ trong thiên phục lộng lẫy.Vị ấy không nhận ra đã có một kiếp sống mới trong cõi giới mới. Chư thiên đang chờ vị ấy đến, đem cái gương lớn bằng thân người và đặt nó trước thiên nam nầy. Khi thấy hình phản chiếu của mình trong gương, cuối cùng vị ấy nhận ra mình đã bỏ kiếp sống tỳ khưu và đã sanh vào cõi trời.

Lúc bấy giờ, thiên nam Samaṇa rất lo sợ. Ông suy tưởng ràng ông hành thiền không phải được tái sanh vào cõi trời nhưng để đạt được mục đich cùng là Quả vị A la hán. Vì vậy không vào thiên cung, ông vội vã đến yết kiến Đức Phật. Ông hỏi Đức Phật làm sao tránh, và bước qua vườn Mohana, cõi trời Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa), đầy các thiên nữ, nhưng đối với ông họ giống như quỹ dạ xoa. Đức Phật khuyên ông rằng con đường thẳng để nhanh chóng thoát khỏi là Bát Chánh Đạo sử dụng cỗ xe Minh Sát hai bánh, hợp với hai bánh sử dụng thể chất và sử dụng tinh thần. Trong lúc Đức Phật đang dạy Pháp trong ba bài kệ, Thiên nam Samaṇa, có khả năng phát triển nhanh những Tuệ Minh Sát liên tiếp nhau từng bước mãi cho đến khi đạt Đạo và Quả thứ nhất.

Tương Ưng Thiên Tử

Trong bài Kinh Rohitassa của Tương Ưng nầy, thiên nam Rohitassa đến với Đức Phật với một vấn đề khác. Ông kể Đức Phật rằng trong một kiếp trước ông là một ẩn sĩ có thần thông làm ông có khả năng du hành khắp vũ trụ với tốc độ cực kỳ nhanh. Ông đã du với tốc độ đó trong hơn một trăm năm đến tận cùng thế giới nhưng ông đã không thành công. Ông muốn biết liệu có thể biết hay thấy hay đến tận cùng thế giới nơi không sanh cũng không tử bằng cách du hành đến đó không. Đức Phật nói ngài không tuyên bố rằng có tận cùng thế giới nơi không sanh cũng không tử được biết hoặc thấy hay nghe hoặc đến bằng cách du hành đến đó. Tuy nhiên ngài không nói rằng có dứt khổ mà không đạt đến Niết Bàn. Chính trong tấm thân dài một trượng nầy cùng với nhận thức và tâm của nó mà Đức Phật mô tả thế giới, thế giới sanh, thế giới diệt và con đường dẫn đến sự tận diệt thế giới. Con đường của Đức Phật dẫn đến sự tậ diệt thế giới là con đường Bát Chánh Đạo.

Tương Ưng Kosala

Trong Tương Ưng nầy là những bài kinh rất thú vị mô tả những lần gặp gỡ thường xuyên của Đức Phật với Vua Pasenadi xứ Kosala. Đức Vua đã từng nghe danh tiếng của Đức Phật qua hoàng hậu Mallikā nhưng chưa gặp ngài. Nhưng khi cuối cùng Đức Phật vua diện kiến Đức Phật như được mô tả trong kinh Dahara, ông đặt câu hỏi trực tiếp liệu Đại Đức Gotama tuyên bố đã đạt Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Vua nói rằng có mấy đạo sư ở các giáo phái khác như Pūraṇa Kassapa, Makkhali Gosāla, Nigaṇṭha Nāṭaputta, Sañcaya, Pakudha Ajita, với hệ thống riêng của họ, cùng với đồ chúng riêng của họ, những đạo sư đó cao tuổi hơn Đức Phật và nói chung đều được xem là A La Hán. Ngay cả những đạo sư nầy cũng không tuyên bố đạt Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Đức Phật trả lời rằng nếu điều đó có thể được nói một cách chính xác về bất cứ ai đã đạt được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, thì điều đó chỉ có thể nói một cách chính xác về chính ngài. Đức Phật nói thêm rằng có bốn điều không nên coi thường và kinh chê bởi vì chúng trẻ. Chúng là vương tử trẻ, rắn, lửa và tỳ khưu. Ấu Chúa của dòng dõi cao thượng không nên bị khinh chê. Một ngày nào đó có thể trở thành một vị vua hùng mạnh và tiến hành trả thù hoàng gia. Con rắn quặn đau bò rất nhanh; nó có thể tấn công và cắn người bất cẩn. Lửa nhỏ, khi thờ ơ không hay biết có thể phát triển dữ dội và gây tai hoạ không lường. Người nào khinh thường tỳ khưu có giới hạnh trong sạch sẽ đem lại quả bất thiện cho chính ông như hao tán tài sản và thiếu con cháu kế thừa từ đó.

Kinh Dutiya Aputtaka mô tả một dịp khác vua Pasenadi viếng Đức Phật sau khi vua vừa mới tịch biên tài sản tích luỹ vô số của ông triệu phú vừa mới qua đời. Người chết để lại tài sản trị giá hơn trăm triệu mà không có người kế thừa nên trở thành tài sản của đức vua. Đức vua tường thuật rằng ông triệu phú là người đại keo kiệt, người bủn xỉn, ganh tỵ ngay với chính mình cuộc sống tiện nghi thoải mái. Ông chỉ mặc vải thô, mòn sơ cả chỉ, ăn thực phẩm thô xấu và đi bằng xe cũ, ọp ẹp và không có trần.

Đức Phật xác định những gì vua nói về ông triệu phú là hoàn toàn đúng và kể cho đức vua lý do keo kiệt của ông triệu phú. Trong một trong những kiếp quá khứ, ông gặp một vị Phật Độc Giác đang trì bình khất thực. Ông cho phép gia đình ông cúng dường Độc Giác và ra đi để trông coi công việc. Trên đường trở về, ông gặp Vị Phật Độc Giác, ông hỏi ngài liệu gia đình ông đã dâng cúngthực phẩm cho ngài chưa và nhìn vào trong bát. Khi nhìn vào trong bát một ý nghĩ bất thiện đột khởi lên trong tâm ông rằng thật lợi ích hơn cho đầy tớ ông ăn những thực phẩm như thế hơn là cho vị Phật Độc Giác.

Đối với hành động tốt cho phép gia đình ông cúng dường Phật Độc Giác ông được tái sanh vào cõi trời bảy lần và thành triệu phú bảy lần ở cõi người. Nhưng như là quả của yw nghĩ xấu mà ông đã đùa trong kiếp trước đó, ông không bao giờ có ý hướng thọ dụng quần áo đẹp, thức ăn ngon, và đi xe tiện nghi.

Bây giờ ông triệu phú đã hưởng tận quả tốt cũng như quả xấu của ý nghĩ và hành động của ông liên quan đến dâng cúng thực phẩm cho vị Phật Độc Giác. Nhưng bất hạnh thay ông phải đương đầu với hành động xấu nghiêm trọng hơn, đó là gây ra cái chết của chính đứa cháu trai ông. Trong một kiếp quá khứ.

Đức Phật kể Đức Vua rằng vì vậy sau khi chết ông được tái sanh vào cõi người, trong tình trạng đau khổ vô cùng, Mahāroruva.

Tương Ưng Phạm Thiên (Devata Samyutta))

Nhiều người bà la môn trong dòng Bhāradvāja trở thành đệ tử tận tuỵ với Đức Phật, cuối cùng đắc A la hán quả. Trước tiên, tất cả họ đều hoàn toàn không thân thiện, nếu không nói tỏ ra thù nghịch công khai.Bhāradvāja Gotta, đề cập trong Kinh Dhanañjanī, là một bà la môn như vậy. Mặc dầu vợ ông Dhanañjanī là một đệ tử của Đức Phật, rất tận tuỵ với Phật Pháp. Bhāradvāja Gotta và những ông thầy bà la môn coi khinh Đức Phật và Giáo Pháp của ngài.

Vào một dịp khi Bhāradvāja đang đãi tiệc cho các ông thầy bà la môn của ông, vợ ông trong lúc đang bưng dọn cho mấy ông bà la môn nầy đột nhiên trượt chân và khi cố gắng lấy lại thăng bằng, bà buột miệng hứng khởi với tâm thành kính hướng đến Đức Phật: "Cúi đầu đảnh lễ Đấng Từ Tôn, bậc Chánh Biến Tri Đáng Cúng Dường". Khi nghe đến từ 'Phật', mấy ông thầy bà la môn nầy nhổm dậy khỏi ghế và chạy tan tác mỗi người một ngã như bầy quạ bị một hòn đá ném vào giữa chúng.

Giận dữ bảo vợ ông rằng ông sẽ đánh bại Đức Phật trong cuộc luận chiến, Bhāradvāja đi gặp Đức Phật. Cuộc diện kiến chấm dứt với việc Bhāradvāja xin phép Đức Phật được vào Tăng Đoàn. Cuối cùng ông đắc A la hán quả.

Kinh Mắng Nhiếc (Akkosa) đề cập đến em trai của ông Bhāradvāja Gotta- Akkosa Bhāradvāja, khi nghe rằng anh ông đã gia nhập Tăng Đoàn của Đức Phật, ông rất bực tức. Cuồng nộ ông lao đi gặp Đức Phật phỉ báng và mắng nhiếc, nói lời không tốt đẹp, ác ngữ.

Rất từ hoà và đầy lòng bi mẫn Đức Phật hỏi thanh niên Bhāradvāja liệu ông có từng tặng quà cho bạn hay bà con không. Khi thanh niên Bhāradvāja trả lời rằng ông thực sự thường tặng quà cho bạn ông và thân quyến ông, Đức Phật hỏi ông, " Điều gì sẽ xảy ra đối với quà của ông nếu bạn ông và thân quyến ông không nhận chúng?"

Được thôi thì lúc đó chúng giữ lại là tài sán của tôi,' Bhāradvāja trả lời.

Sau đó đức Phật nói, " Ông đã chất thành đống những lời mắng nhiếc xỉ vả chúng tôi mà chúng tôi không thốt một lời mắng nhiếc xỉ vả ông. Ông đã xúc phạm và gây rối chúng tôi mà chúng tôi không xúc phạm cũng chẳng quấy rối ông. Thanh niên Bhāradvāja, chúng tôi không nhận những lời xỉ vả, xúc phạm và quấy rối của ông. Chúng ở với ông như tài sản của chính ông."

Ngạc nhiên bởi phản ứng bất ngờ nầy, Bhāradvāja hoảng sợ với ý nghĩ rằng đây có thể là phương pháp ném câu thần chú vào ông bằng cách trả đũa của một ẩn sĩ. Ông hỏi Đức Phật liệu ngài có giận ông vì thái độ thô lỗ không. Đức Phật trình bày rằng ngài đã không sân hận từ lâu.Được thoát khỏi mọi cấu uế trong tâm làm sao ngài có thể bực mình ông!

Cuối bài Kinh nầy, Akkosa Bhāradvāja, người em trai cũng từ bỏ gia đình để gia nhập Tăng Đoàn của Đức Phật. Đúng thời, ông cũng hoàn thành trong thượng trí và đắc A la hán quả.

Trong bài Kinh Kasi Bhāradvāja là một bản tường trình về cuộc gặp gỡ của Đức Phật và ông bà la môn Kasi Bhāradvāja, chủ đất giàu có.

Bấy giờ là lúc gieo mạ và Kasi Bhāradvāja đang sửa soạn để bắt đầu cày với năm trăm lưỡi cày. Đó là vào một dịp tốt để phân phát thức ăn và các lễ vật. Đức Phật đi đến nơi thức ăn đang được phân phát và đứng bên vệ đường. Thấy ngài chờ thực phẩm, Kasi Bhāradvāja nói với ngài rằng, "Sa môn, tôi cày và tôi gieo. Đã cày và gieo, tôi ăn. Sa môn, ngài cũng vậy, nên cày và gieo; đã cày và gieo, ngài nên ăn."

Đức Phật trả lời, " Bà la môn Như Lai cũng cày và gieo, và sau khi cày và gieo, Như Lai ăn".

"Chúng tôi không thấy ách, cày hay cột hay bò của ông đâu cả. Thế mà ông tuyên bố ông là người cày ruộng. Làm sao ông có thể giải thích cho chính ông" Ông Bà la môn hỏi.

"Đức tin mà Như Lai đã có từ thời còn là ẩn sĩ Sumedha, là hạt giống. Nó sẽ mọc để kết quả Niết Bàn. Giới mà Như Lai luôn gìn giữ để thu thúc lục căn là mưa. Hai loại trí tuệ trần thế và siêu thế, Như Lai có là cày và ách. Tàm và quí (hổ thẹn tội lỗi và ghê sợ tội lỗi) là cột và cán cày. Tinh tấn của Như Lai là con bò, và định của Như Lai là sợi dây cột con bò vào cái ách. Niệm của Như Lai là lưỡi cày và gậy. Canh giữ lời nói và tiết độ trong ăn uống, những việc tự kiềm chế nầy là hàng rào quanh ruộng Pháp của Như Lai. Với con bò đã chế ngự như tinh tấn của Như Lai, Như Lai cứ tiếp tục cày, không bao giờ trở lại cho đến khi hạt giống phát sanh quả Niết Bàn, Bất Tử. Sau khi đã cày như thế, bây giờ Như Lai ăn những gì Như Lai đã gieo và Như Lai thoát khỏi mọi loại khổ ải."

Trong bài Kinh Gahaṭṭhavandana Đức Phật giải thích rằng người Bà la môn tinh thông Vệ Đà cũng như các vị vua trị vì cõi người, và chư thiên ở cõi trời Tứ Đại Thiên Vương và Tam Thập Tam Thiên đảnh lễ Thiên Vương, Sakka. Thiên Vương tôn kính và tuân phục không những chỉ chư vị Sa môn hằng sống đời phạm hạnh không hề vi phạm một họcgiới nào trong nhiều năm mà còn đối với những cư sĩ của Đức Phật, những người đã có đức tin vững chắc và đã làm những thiện nghiệp như bố thí, thọ trì Ngũ Giới, Bát Giới hay Thập Giới và chu toàn mọi bổn phận trong gia đình.

* (b) THIÊN TƯƠNG ƯNG NHÂN DUYÊN
(Nidāna Vagga Samyutta Pāḷi)

Phần chính hai nầy của Thiên Nhân Duyên gồm mười bài Kinh liên quan đến những phương diện cơ bản của học thuyết. Những bài kinh đa phần liên quan đến sự tương duyên và phụ thuộc lẫn nhau, được giải thích trong công thức chi tiết gọi là 'Paṭiccasamuppāda' Thập Nhị Nhân Duyên.

Những phương diện khác nhau của Thập Nhị Nhân Duyên, cùng với sự trình bày về lý thuyết liên quan đến pháp hành trong đời sống phạm hạnh hình thành chủ đề chính của những bài kinh đầu tiên trong tương ưng nầy.

TƯƠNG ƯNG NHÂN DUYÊN (Nidāna Samyutta)

Trong bài Kinh Thập Nhị Nhân Duyên, bài kinh đầu tiên của tương ưng nầy phác thảo dạng công thức được Đức Phật giải thích ngắn gọn cho năm trăm vị tỳ khưu mà Đức Phật đã nhận biết họ đã phát triển đầy đủ và chín muồi quả vị A La Hán. Trong bài Kinh Phân Biệt (Vibhanga Sutta), bài kinh thứ hai của tương ưng nầy, Lý Duyên Khởi được giải thiscg đầy đủ chi tiết hơn cho cùng những vị tỳ khưu đó.

Trong bài Kinh Sợ Năm Kẻ Thù, Đức Phật đặt ra nhưng tiêu chuẩn qua đó có thể đánh giá địa vị của thánh tăng. Nếu một tỳ khưu thoát khỏi năm mối nguy hiểm phát sanh từ năm hành động xấu, đó là, sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, và uống rượu và các chất say; nếu vị ấy có được bốn điều thành tựu của bậc thánh Nhập Lưu, đó là, tín tâm kiên trì và đức tin vào giới và những ân đức của Phật, Pháp và Tăng, và sự trong sạch hoàn toàn trong giới; và nếu vị ấy có kiến thức phân tích sâu sắc về Lý Duyên Khởi, vị ấy chắc chắn sẽ có tương lai tươi sáng, không có nguy hiểm sanh vào những khổ cảnh và khốn khổ và chắc chắn phát triển thêm lên trong đời sống phạm hạnh.

Trong Kinh Nhục Tử Dụ giải thích rằng bốn thực phẩm (āhāra) là ' những duyên' cần thiết cho sự sống và tương tục của chúng sanh: (i) Vật Thực (Kabalīkārāhāra), (ii) Xúc Thực (Phasa); sự tiếp xúc giác quan với giác trần, (iii) Thức Thực (viññāṇa) và (iv) Tư Niệm Thực (manosañcetanā).

Bài Kinh nầy thuyết đặc biệt cho chư tỳ khưu trẻ vừa mới được gia nhập vào Tăng Đoàn. Họ được lệnh khi dùng bửa phải quán tưởng bản chất uế trược của vật thực hầu không bị tham lam và dính mắc vào vật thực chế ngự. Một tỳ khưu nên dùng bửa không phải để vui đùa hay ham mê vô độ, nhưng chỉ để thân nầy được duy trì mạnh khoẻ, để trợ duyên phạm hạnh. Đức Phật cho một ẩn dụ đặc biệt để minh hoạ ở đây: Một cặp vợ chồng khởi một cuộc hành trình rất dài cùng với đứa con yêu của họ, giữa lộ trình họ thiếu thực phẩm. Không có cách nào có đồ dự trữ tươi. Nguy cơ chết đói ở trước mắt họ. Đứa bé sớm bị đói và chết. Ông và vợ ông quyết định cứu mạng họ bằng cách ăn thịt chết đứa con họ. Họ ăn không có chút hứng thú nào cũng chẳng vui thích gì mà chỉ để duy trì mạng sống cho họ đi tiếp phần còn lại của cuộc hành trình.

Đức Phật cho những ẩn dụ thông minh khác nhằm hiểu ba loại thực phẩm còn lại. Khi hiếu bản chất thực của thực phẩm mà mạng sống con người tuỳ thuộc vào, người ấy hiểu tham ái (taṇhā), có trách nhiệm với mọi nỗi khổ. Từ đó mở ra con đường đến giải thoát siêu việt, Quả Vị A La Hán.

Kinh Ẩn Sĩ Ngoại Đạo (Susima Paribbājaka Sutta) tường thuật về ẩn sĩ ngoại đạo, Susima là một trong những người gia nhập Tăng Đoàn với những động cơ kín đáo. Sau khi an cư mùa mưa nhiều tỳ khưu đến đảnh lễ Đức Phật để bạch ngài về việc thành tựu A La Hán quả của họ. Khi ông biết từ những vị A la hán nầy rằng họ không có thần thông nào cả chẳng hạn như Thiên Nhãn Thông, Thiên Nhĩ Thông hay Tha Tâm Thông, ông rất thất vọng. Ông vào Tăng Đoàn chỉ để đạt được những thần thông như thế với những thứ đó ông sẽ gặt hái được nhiều danh và lợi cho chính bản thân ông.

Ông đến gần Đức Phật và tìm hiểu làm sao những tỳ khưu đó có thể tuyên bố quả vị A La Hán khi họ không có thần thông nào cả. Đức Phật giải thích cho ông rằng họ giải thoát nhờ Tuệ Minh Sát thuần tuý không có đắc các tầng thiền. Chỉ nhờ thiền Tuệ họ đã thấy thực chất của danh (nāma) và vật chất (rūpa) (những thực tại của pháp, dhammaṭṭhiti) tiếp theo sau đó nhờ chứng ngộ Niết Bàn qua Tuệ Đạo.

Đức Phật đưa ông đi qua cùng một khoá, kiểm tra bằng vấn đáp hiểu biết của ông về ngũ uẩn, bản chất thực của chúng về vô thường, khổ và vô ngã, cuối cùng an định trong ông tuệ quán rằng không có gì trong ngũ uẩn nầy có thể xem như, "Đây là của tôi, đây là Tôi; Đây là sở hữu của tôi. "Cuối thời pháp ông hoàn toàn hiểu được pháp cùng với thành tựu quả vị A La Hán. Khi ông tự chứng ngộ quả vị A la hán mà không sở hữu một thần thông nào, ông sám hối Đức Phật về việc trước kia ông gia nhập Tăng Đoàn với động cơ kín đáo đó và xin được tha thứ cho ông về những ý định xấu như vậy.

TƯƠNG ƯNG GIỚI (Dhātu Samyutta)

Luật hấp dẫn tự nhiên được Đức Phật chỉ rõ trong bài kinh Cankama của Tương ưng nầy trong lúc ngài đang ngự tại đồi Gijjhakūṭa gần thành Rājagaha (Vương Xá). Ngài nhắc chư tỳ khưu chú ý đến ngoại cảnh nơi chư đệ tử cao hạ của ngài đang tản bộ được đồ chúng riêng của họ theo hầu. Ngài nói: " Nầy chư tỳ khưu, những tỳ khưu dưới sự lãnh đạo của Đại Đức Sāriputta đều thông minh có kiến thức sâu rộng về Pháp. Những ai vây quanh Đại Đức Mahā Moggallāna đều thành tựu nhiều thần thông. Đại Đức Kassapa và chúng đệ tử của ông đều thọ trì giới luật nghiêm nhặt về hạnh 'Đầu Đà' (Dhutanga). Chư tỳ khưu do Đại Đức Anurudha hướng dẫn đều có đủ Thiên Nhãn Thông. Đại Đức Punna và chúng đệ tử ông đều thành thạo trong việc giảng dạy giáo pháp. Đại Đức Upāli và những đệ tử ông đều tinh thông giới luật và chư tỳ khưu dưới sự hướng dẫn của Đại Đức Ānanda được biết là có kiến thức về nhiều mặt. Devadatta và nhiều đồ chúng của ông nổi tiếng bởi những tà hạnh, tư ý và tham muốn của họ. Chư tỳ khưu chúng sanh tụ hội với nhau tuỳ theo xu hướng và thiên hướng tự nhiên của họ. Luật hấp dẫn hoạt động trong cách như vậy mà những sự đồng cảm tụ họp lại với nhau, những ai có thiên hướng xấu thành một nhóm, những ai có thiên hướng tốt thành một nhóm khác. Luật hấp dẫn nầy đã từng chứng tỏ đúng trong quá khứ, như nó đúng trong hiện tại và sẽ đúng trong tương lai.

TƯƠNG ƯNG ANAMATAGGA (Anamatagga Vagga)

Trong những bài Kinh khác của Tương Ưng nầy, Đức Phật dạy vòng luân hồi (saṃsāra) đại diện cho sự sanh diệt liên tục của uẩn (khandhas), xứ (āyatana) và giới (dhātu). Tiến trình tiến hoá và huỷ diệt không dứt của giới (dhātus) (những yếu tố tâm và vật chất cơ bản) và ngũ uẩn (hợp chất của các giới) là vô tận. Bị vô minh (avijjā) và triền cái (nīvaraṇas) che phủ, và tham ái (taṇhā) ràng buộc,chúng sanh đã từng thác sanh từ kiếp nầy sang kiếp khác quanh quẩn trong vòng luân hồi (saṃsāra) mãi mãi trong những thời kỳ không thể đếm được.Để là sáng tỏ nỗi khổ vô vàn của chúng sanh phải trải qua, Đức Phật đã cho nhiều ví von trong tương ưng nầy, sự ví von minh hoạ rõ nhất là chúng sanhtrong bốn đại dương và Núi Vepulla được cho trong bài Kinh Assu. Nước mắt đã đổ xuống qua nhiều thời đại bởi mỗi chúng sanh vì nỗi khổ của bệnh tật, tử vong, ái biệt ly , oán hội ngộ sẽ làm đầy tới bờ bốn đại dương. Xương của mỗi chúng sanh sau khi chết để lại trong mỗi kiếp sống, nếu chất lại một chỗ và bảo quản khỏi bị mất mát và hư hoại, sẽ cao bằng Núi Vepulla nằm ở phía bắc đồi Gijjhakūṭa.

Cách duy nhất để thoát khỏi vòng luân hồi khổ bất tận nầy là nhận rõ bản chất thực của ngũ uẩn (khandhas) bằng phương tiện hành thiền Minh Sát mãi cho đến khi vỡ tan ảo mộng với chúng; và như vậy diệt trừ tham ái dính mắc vào chúng và vị ấy được giải thoát và chứng ngộ Niết Bàn.

Đức Phật dạy trong nhiều bài kinh khác rằng một người trong cùng lúc đó phát triển tâm từ đến tất cả chúng sanh với nhận thức rằng, suốt trong cuộc hành trình dài không thể đo lường được qua vòng luân hồi, không có chúng sanh nào đã không là mẹ, cha, chị anh, hay con trai , con gái, bà con hay bằng hữu của mình.

TƯƠNG ƯNG KASSAPA (Kassapa Samyutta)

Trong bài Kinh Nguyệt Dụ (Candupama) của Tương Ưng nầy đức Phật đặt ra những quy tắc đạo đức cho chúng tỳ khưu, cho ví dụ của mặt trăng.chỉ như mặt trăng toả ánh sáng trên người và vật một cách bình đẳng cũng vật một tỳ khưu nên đối xử bình đảng với tất cả mọi người, trẻ hay già hoặc trung niên, không tỏ ra ưa thích một ai cũng chẳng oán thù người nào. Người ấy phải đối xử họ với sự quan tâm thích đáng, khiêm tốn và ngoan hiền. Chánh niệm nên hằng hiện hữu trong mọi quan hệ với mọi tầng lớp nhân dân. Ví dụ, khi một người nào đó cố gắng lấy nước uống từ cái giếng cũ hay từ bờ sông có cát sụt hay từ dưới một vách nước đứng, người ấy rất thận trọng đến gần nguồn nước , điều khiển tác phong và hành động của mình. Cũng giống như vậy một tỳ khưu nên hành xử với đại chánh niệm trong lúc liên hệ với người ở mọi tầng lớp.

Trong khi dạy pháp cho cư sĩ, nếu động cơ của vị ấy là để có lợi và danh cho chính mình, thì việc giảng dạy đó nên xem là không trong sạch. Pháp nên luôn luôn được dạy chỉ vì lòng từ và với tư tưởng trong sạch hầu Pháp được hoàn thiện ở phần đầu, hoàn thiện ở phần giữa và hoàn thiện ở phần cuối, đó là, Pháp về Giới (sīla), Định (Samādhi) và Tuệ (Paññā) có thể được nghe, hiểu và thực hành bởi thính giả.

Trong bài Kinh Saddhammappatirupaka, Đức Phật phác thảo những nhân duyên do đó Giáo Pháp sẽ hoại diệt và do nhân duyên nào nó sẽ phát triển.. Đức Phật cho bài pháp nhằm trả lời vấn đề do Đại Đức Mahākassapa hỏi tại sao ngày trước Đức Phật ban hành chỉ có ít điều luật mà đã có một số lớn A la hán; ngày nay giới luật nhiều gấp bội chỉ có số ít đắc quả vị A la hán.

Đức Phật giải thích rằng một số điều luật tăng thêm cho cân xứng với tình trạng thoái hoá đạo đức của chúng sanh. Bao lâu Giáo Pháp không xuất hiện sai lạc và giả dối trong ba ngành của Giáo Pháp (pariyatti: học lý thuyết; paṭipatti: thực hành; paṭivedha: quả của pháp hành: thành tựu): học, hành và thành, thì Giáo Pháp sẽ vẫn còn chân chính, trong sạch và không bị lu mờ. Nhưng khi giáo pháp sai lạc và giả dối xuất hiện, Giáo pháp nầy cùng với ba ngành của nó sẽ sa sút dần cho đến khi nó cùng biến mất, cũng vậy khi vàng thật biến mất thì vàng giả sẽ thế vị trí đó.

Đức Phật kết luận: " Và Kassapa, chỉ như sắc bị huỷ vì gỉ, chính những thành viên trong Tăng đoàn hư hỏng, trái đạo đức, thì không thể hy vọng đạt được thượng trí, những người đó sẽ làm suy vi Giáo Pháp."

Trong mấy bài Kinh cuối của Thiên Nhân Duyên là những bài kinh mô tả số mệnh kinh khủng của những tỳ khưu và tỳ khưu ni đồi bại và những người đời đã làm những ác nghiệp trong những kiếp trước. Đại Đức Moggallana thấy họ thống khổ vô vàn trong cảnh giới ngạ quỷ (Peta) và mô tả sống động những hoàn cảnh của họ. Đức Phật xác định những gì Đại Đức Moggallana đã tường thuật.

* (c) THIÊN UẨN
(Khandha Vagga Samyutta Pāḷi)

Chủ đề chính của hầu hết các bài Kinh trong thiên nầy là, như tên ám chỉ, ngũ uẩn (khandha) gồm những gì được xem là chúng sanh. Mỗi thành phần của các uẩn nầy, đó là, vật chất, thọ, tưởng, hành, và thức được chỉ như một chùm khổ (dukkha). Thiên Uẩn gồm mười ba bài tương ưng hình thành một bộ sưu tập những luận thuyết về những chủ đề như thế nầy atta, anatta, thường kiến và đoạn kiến.

Kinh Nakulapitu cho một bài tường thuật về lời khuyên Nakulapita, một vị đệ tử cao tuổi của Đức Phật. Vị ấy xin Đức Phật cho lời khuyên về làm sao cư xử và giữ chính mình khỏi những nỗi đau của tuổi già và bệnh tật. Đức Phật giải thích rằng Vật Chất Uẩn (rūpakkhandha), thân vật chất là một chùm khổ, thường xuyên phải chịu nỗi đau của tuổi già và bệnh tật; Tâm cảm có thể giữ cho thoát khỏi những thống khổ và đau đớn bằng cách giữ nó không bị ô nhiễm với những bất tịnh. Đại Đức Sāriputta cho Nakulapita một bản trình bày chi tiết hơn về lời giải thích ngắn gọn nầy của Đức Phật. Người đời thông thường không được hướng dẫn bám vào ngũ uẩn do tham ái và ngã mạn, và giữ tà kiến rằng mỗi trong những uẩn nầy (vật chất, thọ, tưởng, hành, và thức) là ngã (atta). Ngay cả khi ông bám vào năm uẩn như atta, những uẩn nầy biểu thị những đặc tính bức bách riêng của chúng bởi nỗi đau quấy rầy của tuổi già, của bệnh tật và nỗi đau của cấu uế (kilesa). Bới những nỗi đau bức bách nầy người đời thông thường không được hướng dẫn phải chịu sầu, ưu , khổ , não và thất vọng. Nhưng khi người đời trở nên được hướng dẫn và trở nên hoàn thành trong Ba Mươi Bảy Yếu Tố Giác Ngộ, người đó không bám níu vào ngũ uẩn do tham ái, ngã mạn và nắm giữ những tà kiến về ngã. Sau đó mặc dù ngũ uẩn biểu thị những đặc tính bức bách riêng của chúng, người đó không còn chịu những nỗi đau khổ về tinh thần của sầu, ưu, khổ , não, và thất vọng nữa.

Trong Kinh Bhāra, ngũ uẩn chấp thủ (pañcuppādānakkhandha) được xem như là gánh nặng. Chính tham ái dính mắc vào những đối tượng giác quan -dục ái -, hữu ái và vô hữu ái có trách nhiệm với gánh nặng được mang theo nầy. Chứng ngộ Diệt đế, Niết Bàn, nơi ái hoàn toàn diệt trừ, nơi gánh nặng nầy cuối cùng được vất bỏ.

Kinh Song Đối (Yamaka Sutta) giải thích rằng ngũ uẩn có bản chất vô thường; chúng nên được xem như kẻ thù của chính mình Hiểu bản chất thực vô thường, bất toại nguyện và không bền vững của chúng; hai mươi loại tà kiến về ngã nên được diệt trừ hầu người đó có thể không bị những kẻ thù nầy chiếm đoạt.

Kinh Vakkali tường thuật về lần Đức Phật viếng thăm Vakkali, một tỳ khưu bệnh theo lời thỉnh cầu của ông. Lòng đai bi của Đức Phật trở nên rõ ràng trong bài nầy. Khi Vakkali bạch Phật rằng từ lâu ông từng mong được ghé mắt chiêm ngưỡng Đức Phật, Đức Phật nhẹ nhàng lại gần ông: "Vakkali, Có gì khi nhìn thấy cái thân đang thối rữa của Như Lai? Thấy Pháp là đủ. Người nào thấy Pháp là thấy Như Lai. Cái thân nầy của Như Lai đây cũng giống như tất cả các thân khác - luôn mục nát, hoại diệt dần." Sau đó Đức Phật dạy ông Pháp về tính cách vô thường của tất cả các pháp, tính bất toại nguyện và không vững bền của chúng và cuối cùng chỉ ông con đường giải thoát.

Về ngũ uẩn, Đức Phật dạy tốt hơn một người nên hiểu lầm thân vật lý của mình như ngã (atta), hơn là tâm hay thức, bởi vì thân vật lý tỏ ra cứng rắn và có vật chất hơn tư tưởng hay tâm thường xuyên thay đổi nhanh hơn thân vật lý.

Kinh Khemaka tường thuật cuộc đối thoại giữa tỳ khưu Khemaka và một nhóm tỳ khưu muốn xác nhận giai đoạn thành tựu của họ. Khi chư tỳ khưu hỏi ông liệu ông thấy ngã hay bất cứ cái gì chứa ngã trong ngũ uẩn không, Khemaka trả lời " Không ". Nhưng khi chư tỳ khưu đề nghị rằng, nếu vậy ông hẳn là A la hán thoát khỏi mọi uế nhiễm, Khemaka trả lời rằng mặc dầu ông không thấy ngã hay bất cứ cái gì liên quan đến ngã trong ngũ uẩn, ông không phải là A la hán thoát khỏi mọi lậu hoặc. Ông vẫn còn cảm giác mơ hồ "ta là" dầu ông không thấy rõ 'Đây là ta' liên quan đến vật chất, thọ, tưởng, hành và thức.

Cảm giác mơ hồ của ông giống như mùi của hoa: Nó không giống mùi của cánh hoa, cũng không phải mùi của sắc hoa, cũng không phải của nhuỵ, nhưng mùi của hoa. Rồi ông tiếp tục giải thích rằng ngay cả một người giữ lại cảm giác "tôi là" ở những giai đoạn của chứng ngộ, khi người ấy tiến bộ hơn và đạt những tầng cao hơn, cảm giác của "Tôi là" biến mất luôn, chỉ như mùi của xà phòng bám vào áo quần mới giặt và biến mất sau một thời gian khi được cất trong thùng.

Trong kinh Hoa (Puppha Sutta) , Đức Phật tuyên bố rằng ngài không tranh cãi cũng không biện luận với đời; chỉ có thế giới có chư thiên của cõi đó, ma vương, vua và dân chúng đang tranh cãi với ngài. Tuyên bố sự thật không bị vướng vào tranh cãi. Ngài nói chỉ với bậc trí giữ đúng sự thật. Bậc trí nói rằng không có vật chất, thọ, tưởng, hành và thức nào mà vững chắc, trường tồn, kiên trì được cả. Ngài cũng nói như vậy. Bậc trí nói rằng chỉ có vật chất, thọ, tưởng, hành, và thức là không bền vững, vô thường và khổ. Ngài cũng nóivậy.

"Trong thế giới luôn thay đổi nầy, chỉ có các thứ thường xuyên chịu sự thay đổi và hoại diệt. Nhận thức được bản chất thực của chúng, Như lai tuyên bố rằng thế giới là tập hợp các thứ phải chịu hoại diệt và tan rã, đó là vật chất uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn, chúng không ngừng sanh rồi diệt. Không có cái gì khác ngoài các uẩn đang băng hoại nầy. Chư tỳ khưu, Như Lai dạy pháp nầy một cách vắn tắt, Như ai cũng dạy Pháp nầy một cách sâu sắc hơn và hoàn tất hơn. Nhưng nếu người đời tầm thường không được hướng dẫn vẫn không nhận thức và không biết bất chấp nghe được những bài pháp rất sáng tỏ để giác ngộ, thì Như Lai làm sao có thể giúp được? Chư tỳ khưu, hoa sen nhiều loại khác nhau mọc trong nước, phát triển trong nước, trồi lên trên mặt nước, và không bị ô nhiễm bởi nước bùn; cũng vậy Như Lai được sanh ra trong đời nầy, Như Lai trưởng thành trong đời nầy và vươn cao lên trên đời nầy mà không bị dính mắc vào đời, không bị ảnh hưởng bởi đời."

Trong bài Kinh Pheṇapiṇḍūpama, Vật chất uẩn giống như bọt nước; nó không bền vững, vô thường, luôn sanh và diệt. Do đó nó không có ngã. Thọ uẩn giống như bong bóng khí, biến mất nhanh, vô thường, không đáng tin vào bản chất vô thường, khổ và vô ngã. Tưởng uẩn được hiểu là bất cứ cái gì được thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng, chạm hay biết, đều giống như ảo ảnh.Trong thực tế, nó chỉ là những hiện tượng sanh diệt không ngừng. Hành uẩn, những hoạt động có tác ý, giống như thân cây chuối. Thân cây chuối được làm bằng những lớp có vật liệu sơ, không có cái lõi cứng, chắc nịch bên trong. Hành uẩn như thân cây chuối không có lõi bên trong. Thức như trò ảo thuật. Nó sanh và diệt không ngừng. Thức sanh khởi không theo ý muốn của con người, nhưng duyên theo bởi nguyên nhân và hoàn cảnh của nó.

* (d) THIÊN SÁU XỨ
(Saḷāyatana Vagga Samyutta Pāḷi)

Thiên nầy gồm mười tương ưng hay nhóm. Liên quan chủ yếu đến sáu giác quan hay các xứ của xúc gọi là nội xứ (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý), sáu đối tượng tương ưng, được biết là ngoại xứ (hình dáng có thể thấy được, âm thanh, hương, vị, vật có thể xúc chạm). Có trình bày về bản chất vô thường của những xứ nầy và làm cách nào từ bỏ sự dính mắc vào chúng đem đến kết quả giải thoát. Cảm thọ sanh khởi từ sự gặp gỡ của các xứ và thức được chỉ rõ trong ba loại: lạc, khổ và xả, không có cái nào trong những cái nầy là thường hằng; mỗi một cảm thọ nào trong những thứ nầy đều là nhân của tham ái, nguồn gốc của mọi nỗi khổ. Súc tích nhưng trình bày có minh hoạ về Niết bàn được tìm thấy trong nhiều bài kinh. Cũng vậy có nhiều hướng dẫn thực tiễn cho việc hành thiền Minh Sát.

Trong hai bài kinh đầu tiên nhất, Đức Phật giải thích rằng sáu nội xứ và sáu ngoại xứ có bản chất vô thường; là vô thường , chúng thực sự khổ và vô ngã. "Chư Tỳ khưu, nhận thấy bản chất thực của chúng, các con không nên xem mười hai xứ nầy như là 'Đây là của ta', 'Đây là ta' 'Đây là tự ngã của ta'. Kiên trì và thường xuyên quán trên chúng cho đến khi Tuệ Minh Sát chiếu soi vào bản chất thực của chúng sanh khỏi."Đức Phật tiếp tục giải thích rằng minh sát vào bản chất thực của mười hai xứ sẽ phát triển sự nhàm chán và vỡ mộng về chúng. Bị vỡ mộng về chúng thì không còn tham ái, chấp thủ, từ đó đạt được Đạo Và Quả.

Trong bài Kinh nổi tiếng Āditta, bài kinh Lửa, thuyết cho một ngàn ẩn sĩ trước đây thờ thần lửa nhưng mới cải đạo và được gia nhập vào Tăng đoàn như là tỳ khưu, Đức Phật giải thích rằng mỗi một trong sáu nội xứ và sáu ngoại xứ đang bốc cháy; mỗi xứ đang cháy với lửa tham dục, với lửa sân hận, với lửa vô minh. Mỗi xứ đang cháy với lửa sanh, già và chết; với lửa sầu, ưu, khổ, não, và thất vọng. Sáu dạng thức sanh khởi trong mối liên hệ với sáu nội xứ cũng đang bốc cháy, sáu loại xúc và sáu loại cảm thọ cho quả từ chúng cũng đang bốc cháy.

Đức Phật giải thích thêm rằng khi vị tỳ khưu hành thiền phát triển Tuệ Minh Sát và nhận thức rằng mỗi một xứ đều đang bốc cháy, vị ấy trở nên vỡ mộng với nó. Rồi tham ái diệt. Nhờ tham ái giải tán, vị ấy giải thoát. Và khi được giải thoát, có trí tuệ biết rằng vị ấy được giải thoát. Cuối thời pháp một ngàn người trước đây thờ lửa đều đắc quả vị A la hán.

Trong bài kinh Paṭhama Migajāla, Đức Phật định nghĩa tỳ khưu sống độc cư có tính giáo dục cao. Khi vị tỳ khưu không chánh niệm vui thích trong sáu ngoại xứ (sáu trần cảnh), nhận lầm chúng như là 'Đây là của ta', 'Đây là ta', 'Đây là tự ngã của ta', tham ái vào chúng sanh khởi lên trong vị ấy và vị ấy trở nên dính mắc vào các kiết sử. Tỳ khưu có tham ái đã phát sanh trong tâm vị ấy như thế thì xem như vị ấy sống có bầu bạn, thậm chí nếu vị ấy sống một mình trong rừng sâu tách rời thị phường và làng mạc. Tuy nhiên khi vị ấy một cách chánh niệm nhận thức bản chất thực của sáu nội và ngoại xứ, vị ấy không nắm giữ một cách sai lầm về chúng như là. 'Đây là của ta', 'Đây là ta', 'Đây là tự ngã của ta' và tham ái đối với chúng không còn phát sanh trong vị ấy. Tỳ khưu không có tham ái không sanh khởi trong tâm vị ấy như vậy được cho là sống độc cư không có bầu bạn thậm chí nếu vị ấy sống giữa dân chúng, trong thị phường hay làng mạc.

Kinh Puṇṇa tường thuật về tỳ khưu Puṇṇa xin Đức Phật hướng dẫn cho một đề mục thích hợp để vị ấy có thể hành thiền độc cư. Đức Phật khuyên ông nên quán vào bản chất thực của sáu nội và ngoại xứ. Khi ông nhận thức được bản chất thực của chúng thì tham ái về chúng sẽ không sanh khởi trong ông. Tận diệt tham ái sẽ có kết quả trong giải thoát và đắc quả vị A la hán. Sau khi nhận được lời chỉ dẫn, tỳ khưu nầy bạch Phật về ý định cư ngụ trong một vùng đất xa xôi hẻo lánh. Đức Phật bảo ông rằng đó là vùng hoang dã, có nhiều bộ lạc man rợ ở, và hỏi ông làm sao ông có ý định đương đầu với nguy hiểm và rủi ro sẽ xảy ra cho ông. Tỳ khưu nầy trả lời cung cấp một bài học mẫu mực về tính can đảm và chịu đựng.

Tỳ khưu nầy nói, nếu ông bị đe doạ bằng cách lăng mạ và chửi rủa hay đập đánh, hay nếu ông bị ném đá vào người hay nếu ông bị đánh bằng gậy, hay gươm chém, hay lao đâm, ông sẽ chịu đựng chúng với sự can đảm chịu đựng mà không nhục mạ chống lại những bộ lạc hoang dã đó. Thậm chí ông bị chặt đầu ông sẽ cảm thấy may mắn hơn những người cao thượng phải tự tử để thoát khỏi cái khổ của ngũ uẩn.

Đức Phật nhận định, "Lành thay, tỳ khưu, lành thay. Như Lai tin con có đủ phẩm chất để hành thiền độc cư trong xứ hoang dã đó. Con sẽ vượt qua mọi khó khăn."

Như Đức Phật đã báo trước, tỳ khưu nầy có khả năng vượt qua tất cả sự thù nghịch và khó khăn khi mới đến cư ngụ và chuyển hoá được năm trăm đàn ông và năm trăm đàn bà hầu họ quy y Phật, Pháp và Tăng. Và trong chính mùa an cư đầu tiên nầy, tỳ khưu nầy đã đắc quả vị A La Hán, với đầy đủ Tam Minh.

Trong Kinh Bhāradvāja ,cuộc đối thoại thú vị giữa Vua Udena và Đại Đức Piṇḍola Bhāradvāja được mô tả. Vua Udena lại gần Đại Đức Piṇḍola Bhāradvāja trong lúc ngài hành thiền dưới bóng cây trong vườn thượng uyển. Đức vua nhận xét nhiều thanh niên đã từ bỏ lạc thú và sống đời phạm hạnh. Họ duy trì hành phạm hạnh suốt đời. Đức vua điều tra, "Bằng cách gì họ duy trì sự trong sạch trong đời sống phạm hạnh của họ?" Tỳ khưu trả lời họ sống đời trong sạch bằng cách tự rèn luyện như được Đức Phật chỉ dẫn xem đàn bà ở tuổi mẹ họ là mẹ họ, đàn bà ở tuổi chị họ là chị họ, con gái ở tuổi con gái họ như con gái họ.

Đức vua không hài lòng với câu trả lời đó. Ông lý luận rằng thậm một tỳ khưu tự rèn luyện trong cách đã nói, thật không bảo đảm cho vị ấy không sanh khởi những tư tưởng bất tịnh trong tâm trong khi liên hệ đến người nữ. Đại Đức Piṇḍola Bhāradvāja giải thích thêm họ hành về đề mục bất tịnh của thân bằng cách quán ba mươi hai thể trược của thân. Đức vua vẫn không được thuyết phục; ông vẫn duy trì tư tưởng rằng, đối với tỳ khưu lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm chín chắn hơn, có chánh niệm và an định vững vàng, quán ba mươi hai thể trược của thân có thể chứng minh là bổ ích; nhưng loại thiền nầy đối với tỳ khưu trẻ có thể có hiệu quả ngược lại, bị kích động bởi tham ái và đam mê thay vì ác cảm với thân người.. Chỉ khi đại đức Piṇḍola Bhāradvāja bảo ông rằng tỳ khưu hành thu thúc lục căn, luôn canh phòng cẩn mật ở sáu nội căn, lúc đó Đức vua đồng ý rằng sự trong sạch của đời sống phạm hạnh có thể thực hiện được trong tình hình như thế.

Trong kinh Ví Dụ Khúc Gỗ Thứ Nhất (Paṭhama Dārukkhandhopama Sutta) được Đức Phật thuyết trên bờ sông Ganges xứ Kosambi, Đức Phật dùng ví dụ khúc gỗ trôi dưới sông. Ngài nói rằng nếu khúc gỗ không bị tấp vào một trong hai bờ sông, không chìm xuống giữa dòng, cũng không bị nhặt lên và cất giữ trên bờ bởi ai đó, chẳng bị người hay chư thiên lấy lại, cũng không bị mắc trong vòng xoáy, và nếu nó không bị huỷ hoại trên đường, nó sẽ được dòng chảy cuốn đi tới nơi đến của nó, đại dương.

Trong ẩn dụ nầy, bờ gần nghĩa là sáu nội xứ; bờ xa đại diện cho sáu ngoại xứ; chìm giữa sông nghĩa là đắm vào dục lạc; bị nhặt lên và cất giữ trên bờ nghĩa là bị cản trở bởi tâm ngã mạn của người đó; bị người lấy lại nghĩa là làm công việc nào đó hay chạy việc vặt cho người; bị chư thiên lấy lại nghĩa là hành phạm hạnh với mục tiêu được tái sanh vào cõi trời; bị mắc kẹt trong vòng xoáy nghĩa là đắm mình trong vòng dục lạc; bị huỷ hoại trên đường nghĩa là trở nên đồi bại, trái đạo đức, coi thường giới luật. Nếu tỳ khưu điều hành để lái chính mình trong sạch vượt qua những chướng ngại nầy, vị ấy sẽ được dòng chảy Chánh Kiến kéo đi cho đến khi vị ấy tới nơi đến của vị ấy, Niết Bàn.

Kinh Chappāṇakopama, Đức Phật dạy rằng một tỳ khưu hành phạm hạnh phải tập thu thúc lục căn. Lục căn có thể giống như sáu con vật, đó là, rắn, cá sấu, đại bàng, chó, chó rừng và khỉ. Giả sử mỗi con vật được cột bằng sợi thừng và những sợi đó được gút lại với nhau. Khi chúng được thả ra, mỗi con vật đều gắng trở về chỗ ở riêng của chúng, con rắn về cái lỗ ở dưới đất của nó, cá sấu về sông, v.v..Trong cách nầy chúng sẽ kéo và tranh nhau cho đến khi chúng kiệt sức và bị kéo dài bởi con mạnh nhất trong chúng. Tâm tỳ khưu có lục căn không thu thúc sẽ bị xâm chiếm bởi các căn đối với các trần cảnh tương đương.

Kinh Dukkarapañhā nói rằng trong Giáo Pháp của Đức Phật, cái khó trước tiên là trở thành thành viên của Tăng đoàn như là sa di và như là tỳ khưu. Cái khó thứ hai là hoan hỷ và thoải mái trong Tăng Đoàn có giới luật rõ. Ba là thậm chí ở trong chúng, Tăng đoàn có giới luật, thật khó cho người ấy hành thiền định hay thiền tuệ để đạt những tầng tuệ cao hơn. Khi có đầy đủ ba la mật hộ trì, một tỳ khưu nhận lời chỉ dẫn buổi sáng và bắt đầu hành thiền trong buổi sáng có thể hoàn toàn giác ngộ vào buổi chiều; nếu vị ấy nhận lời chỉ dẫn buổi chiều và bắt đầu hành thiền buổi chiều, vị ấy có thể hoàn toàn giác ngộ vào buổi sáng hôm sau.

Một gia chủ giàu có tên Citta đặt biệt nổi bật trong vài bài kinh của thiên nầy. Trong Kinh Nigaṇṭha Nātaputta, Nigaṇṭha Nātaputta tự thấy không có khả năng chấp nhận quan điểm của Đức Phật rằng có thiền và Định thoát khỏi tầm (vitakka) và tứ (vicāra). Ông thảo luận vấn đề nầy với Citta, một gia chủ giàu có, là Thánh đệ tử của Đức Phật. Citta bảo ông: " Tôi tin có thiền (jhāna) và định (samādhi) thoát khỏi tầm và tứ, không phải vì đức tin của tôi trong Đức Phật nhưng vì tôi thành đạt và chứng ngộ."Citta giải thích rằng ông đã thân chứng thiền định không có tầm và tứ đi cùng và không cần dựa vào ai khác về niềm tin nầy.

Cùng một ông Citta vào thời còn trẻ có người bạn thân sau nầy trở thành ẩn sĩ loã thể Kassapa. Mỗi người đã đi một con đường riêng khác biệt nhau và chỉ sau ba mươi năm sau hai người bạn nầy gặp lại nhau. Citta hỏi bạn ông liệu nhờ sống đời ẩn sĩ ông có đạt được cái gì hơn những gì có thể đạt được nhờ người đời làm việc thiện. Ẩn sĩ loã thể Kassapa thú nhận rằng ông không có gì để khoe ngoài thân hình ông loã thể với cái đầu cạo trọc và thân chưa đầy cáu bẩn. Đến lượt ông hỏi lại bạn ông đã đạt được gì nhờ là đệ tử của Đức Phật và theo Con Đường được bậc Đạo Sư chỉ dẫn, Citta báo cho ông rằng ông đã hoàn thành trọn vẹn bốn tầng thiền, và đã diệt trừ được năm kiết sử, bây giờ là bậc Thánh Bất Lai - Anāgāmī, Nhờ có ấn tượng mạnh bởi những thành tựu của bạn, ẩn sĩ loã thể bảo Citta rằng ông muốn làm đệ tử của Đức Phật. Citta giới thiệu ông với chư tỳ khưu trưởng lão và giúp ông được nhận vào Tăng Đoàn. Nhờ sự hướng dẫn của chư vị trưởng lão và động viên của bạn Citta, Kassapa trước kia là ẩn sĩ loã thể nỗ lực hành thiền và không chậm trễ ông đạt mục đích tối thượng - quả vị A la hán.

Trong bài kinh Sankhadhama, Đức Phật chỉ ra nhũng kiến mà Nigaṇṭha Nātaputta nắm giữ về nghiệp và quả của nó. Theo ông làng trưởng Asibandhakaputta, đạo sư Nigaṇṭha Nātaputta dạy rằng ai phạm tội ácnhư sát sanh, nói dối,v.v..nhất định bị sanh vào đoạ xứ. Bất cứ hành động nào được thự hiện rất thường xuyên, hành động đó co khuynh hướng quyết định vận mệnh của chúng sanh đó. Đức Phật chỉ ra nguỵ biện của hai câu nầy, câu nầy mâu với câu kia. Một cá nhân nào không thường phạm ác nghiệp, ví dụ , ác nghiệp về sát sanh. Những hành động khác ngoại trừ sát sanh được ông ta thường xuyên thực hiện hơn; từ đó, theo Nigaṇṭha, Nātaputta, số phận sẽ không bị định đoạt sanh vào đoạ xứ vì ác nghiệp sát sanh.

Lúc đó Đức Phật giải thích rằng chỉ những cực trọng nghiệp như giết cha mẹ của chính mình, chia rẽ Tăng Đoàn,v.v... hậu quả chắc chắn sẽ là bị sanh vào đoạ xứ. Những hành động sai lầm khác về thân, khẩu, ý, không thể được xem như nhân chính dẫn đến số phận bất hạnh. Thay vì chỉ là cảm thấy ăn ăn hối lỗi về hành động xấu, sai trái nào đó, người ấy nên nhận ra là sai trái hay xấu, và quyết định không lập lại hành động bất thiện đó, và sau đó thực hành thiền định và thiền Minh Sát.

Như vậy từ bỏ ác nghiệp và chỉ làm việc thiện cùng với phát triển thiền Tứ Vô Lượng Tâm cho đến khi đắc các tầng thiền, người đó có thể thoát khỏi hậu quả xấu của hành động bất thiện của mình và hướng đến tương lai tốt đẹp hơn. Bài Kinh Sankhadhama cho thấy sự kiện rằng như trong việc hành thiền cũng như trong vấn đề quan niệm, Đức Phật chọn Trung Đạo.

Trong bài Kinh Bhadraka, Đức Phật giải thích nguồn gốc đau khổ bằng cách cho ví dụ dẫn chứng. Ông làng trưởng Bhadraka muốn biết nguyên nhân nào khiến nhân loại thống khổ. Để trả lời, Đức Phật hỏi ông nghĩ gì về con trai ông và tưởng tượng rằng con trai ông đang gặp những hạnh bất ngờ, hay bị bắt vì lệnh của vua hay đương đầu với

những hình phạt nghiêm trọng. Bhadraka tưởng tượng như Đức Phật bảo và thấy rằng những tư tưởng như vậy làm cho ông sầu, ưu, khổ, não, buồn tiếc và thất vọng. Khi ông tưởng tượng một người lạ được ở vào trong tình huống tương tự, đương đầu với những tình trạng khó khăn tương tự, ông thấy ra rằng ông không bị nỗi khổ tinh thần quấy rầy một chút nào cả. Ông giải thích cho Đức Phật ông có phản ứng tinh thần khác nhau trong hai tình huống nằm trong sự kiện rằng ông yêu thương con trai ông với tình cha con và rất thích cậu con ông, trong lúc đó ông không có những tình cảm như thế với người lạ.

Kế đó Đức Phật hỏi ông liệu bất cứ tình yêu, đam mê hay tham muốn sanh khởi trong ông trước khi ông gặp người hay thấy hoặc nghe về người phụ nữ đã trở thành vợ ông. Bhadraka trả lời rằng chỉ khi ông gặp, thấy, nghe về nàng rằng ông phát sanh đam mê và luyến ái đối với vợ ông. Khi Đức Phật hỏi thêm liệu ông sẽ chịu đau khổ từ sầu, ưu, khổ, não, buồn tiếc và thất vọng, nếu bất cứ điều gì như vậy xảy ra đối với vợ ông, Ông thú nhận rằng những thống khổ nầy sẽ làm ông khổ hơn; ông có thể mất hết ý nghĩa trong cuộc sống vì nỗi thống khổ vô vàn nầy. Lúc đó, Đức Phật chỉ ra rằng nguyên nhân căn rễ của nỗi khổ trong đời là tham ái, tham lam, đam mê và khao khát vây bủa nhân loại. Nó đã từng là như vậy trong quá khứ, nó cũng như vậy trong hiện tại và sẽ như vậy trong tương lai.

* (e) THIÊN ĐẠI PHẨM
(Mahā Vagga Samyutta Pāḷi)

Thiên cuối của Tương Ưng Bộ Kinh được gộp lại từ mười hai bài tương ưng, danh sách chỉ rõ chủ đề liên quan trong thiên nầy: Tương Ưng Đạo, Tương Ưng Giác Chi, Tương Ưng Niệm Xứ, Tương Ưng Căn, Tương Ưng Chánh Cần, Tương Ưng Lực, Tương Ưng Như Ý Túc, Tương Ưng Anuruddha, Tương Ưng Thiền, Tương Ưng Hơi Thở Vào Hơi Thở Ra, Tương Ưng Nhập Lưu, Tương Ưng Sự Thật. Những học thuyết chính hình thành nền tảng cơ bản của Giáo Lý Đức Phật được ôn lại trong những tương ưng nầy., bao gồm hai phương diện lý thuyết và thực hành. Trong những bài kinh kết thúc thiên nầy, mục đích tối hậu của đời sống phạm hạnh, Qủa Vị A La Hán- Niết Bàn, chấm dứt khổ hoàn toàn, thường xuyên có quan niệm đầy đủ cùng với sự mô tả chi tiết về cách thực hiện nó, đó là, Tứ Diệu Đế và Bát Thánh Đạo.

Trong những bài kinh mở đầu chỉ ra làm sao tình bằng hữu trong việc thân gần người tốt, người đạo đức đem lại sự giúp đỡ vô hạn trong việc thực hành trên con đường Đạo và tích luỹ ba la mật. Đó chính là một trong những yếu tố hỗ trợ dẫn đến sự hướng thượng của một vị tỳ khưu. Không có bạn có giới hạnh và người cố vấn giỏi là một kiếm khuyết lớn đối với người đó trong việc phấn đấu đạt Đạo.

Trong Kinh Kuṇḍaliya, vị ẩn sĩ ngoại đạo Kuṇḍaliya hỏi Đức Phật mục tiêu của ngài là gì trong việc thực hành đời sống phạm hạnh. Khi Đức Phật trả lời rằng ngài sống đời phạm hạnh để hưởng Các Quả của Đạo và niềm an tịnh của tuệ giải thoát, ẩn sĩ ngoại đạo muốn biết làm sao thành tựu những kết quả nầy. Đức Phật khuyên ông rèn luyện và thường xuyên thực hành thu thúc ngũ căn. Điều nầy sẽ an định phẩm hạnh tốt trong ba chi tư tưởng, lời nói và hành động. Khi phẩm hạnh ba chi nầy được rèn luyện và thường xuyên thực hành, Tứ Niệm Xứ sẽ được thiết lập. Khi Tứ Niệm Xứ được thiết lập vững vàng, Thất Giác Chi (Bảy Yếu Tố Gíac Ngộ) sẽ được phát triển và thường xuyên áp dụng, Các Quả của Đạo và Tuệ Giải Thoát sẽ được thành tựu.

Trong Kinh Udāyi, có một bài tường thuật về Udāyi, ông đã khẳng định những thành tựu như vậy nhờ tự thân chứng nghiệm. Ông kể làm sao ông biết được ngũ uẩn từ các bài kinh, làm sao ông thực hành quán sự sanh diệt của những uẩn nầy, từ đó phát triểnTuệ Sanh Diệt (Udayabbaya Ñāṇa), nhờ thường xuyên rèn luyện, chín muồi thành Tuệ Đạo. Vẫn tiến lên thêm bằng cách phát triển và thường xuyên áp dụng Bảy Yếu Tố Giác Ngộ cuối cùng ông đắc quả vị A la hán. Trong nhiều bài kinh được tường thuật về sự tự thân chứng nghiệm của nhiều vị tỳ khưu và cư sĩ, những người đang bị bệnh trầm trọng làm khổ được khuyên rèn luyện và thực hành Bảy Yếu Tố Giác Ngộ. Họ tường thuật lại làm sao bệnh họ được thuyên giảm không những chỉ nỗi đau của bệnh mà còn nỗi khổ phát sanh từ tham ái.

Trong Sakuṇagghi, Chư tỳ khưu được Đức Phật sách tấn phải cư trú trong địa phận của riêng mình, nghĩa là Tứ Niệm Xứ, đó là, niệm thân, thọ, tâm, và pháp (đối tượng của tâm).. Họ có thể đi tự do lang thang trong vùng nghỉ an toàn được những tiền đồn của Tứ Niệm Xứ canh gác, không bị tham, sân và si làm hại. Một khi chúng lạc ra ngoài địa phận riêng của chúng, chúng tỏ bị hấp dẫn bởi dục giới. Truyện ngụ ngôn về chim ưng và chim chiền chiện minh hoạ điểm nầy. Một con chim ưng hung hãn đột nhiên bắt con chim chiền chiện đang ăn trong ruộng ngoài. Bị vồ trong móng vuốt của kẻ bắt, con chim nhỏ bất hạnh buồn vì sự ngu ngốc của mình trong khi rong chơi ngoài địa phận của chính mình để thành nạn nhân của con chim ưng đột kích." Nếu tôi chỉ ở trên địa phận riêng của mình do cha mẹ tôi để lại, tôi có thể dễ đánh lại cuộc tấn công của con chim ưng nầy. Buồn cười bởi tự thoại thách thức nầy, con chim ưng hỏi chim chiền chiện đất nào là đất được thừa kế từ cha mẹ ngươi. Chim chiền chiện trả lời, "Trong khoảng không giữa những cục đất trong những thửa ruộng đã cày là đất thừa kế từ cha mẹ tôi."

"Được rồi, nhóc con, ta sẽ thả mày bây giờ. Hãy xem mày có thể thoát khỏi móng vuốt của ta ngay cả trên địa phận của mày hay không."

Sau đó đứng trên chỗ nơi có ba cục đất dính nhau, chim chiền chiện chế giễu mời chim ưng, "Đến và bắt tôi, ông khổng lồ ác ôn."Giận điên lên, chim ưng sà nhanh như vũ bão xuống bắt chim chiền chiện nói móc bằng móng vuốt của nó. Chim chiền chiện nhanh chóng biến mất vào trong khoảng không của những cục đất, nhưng chim ưng to lớn, không có khả năng bắt tốc độ riêng của nó, đập vào cục đất cứng nhô ra để chết rất đau khổ.

Trong bài Kinh Bhikkhunupassaya, Đức Phật giải thích cho Ānanda lợi ích hai phương pháp thiền. Khi an định trong Tứ Niệm Xứ, vị tỳ khưu sẽ kinh nghiệm kết quả có lợi ích, dần dần gia tăng. Nhưng tâm vị ấy bị phóng bởi đối tượng bên ngoài suốt trong thời gian quán thân, thọ, tâm hay đối tượng của tâm, tỳ khưu nên hướng tâm trực tiếp đến vài đối tượng gây đức tin, như quán tưởng những đức tính của Đức Phật. Bằng cách làm vậy vị ấy kinh nghiệm trạng thái hỷ,lạc, an tịnh và dẫn đến định tâm. Sau đó ông trở lại với đề mục chính của thiền. Khi tâm không bị xao lảng bởi những thứ bên ngoài, thì không cần hướng tâm đến bất cứ đối tượng gây đức tin nào. Đức Phật kết thúc lời sách tấn như sau: "Ānanda, đây là rừng cây thanh vắng. Hãy hành thiền, Ānanda. Chớ dễ duôi sau nầy ân hận."

Như đề ra trong Kinh Ciraṭṭhiti, Đại Đức Ānanda tự tâm nhận pháp lệnh nầy và xem việc thực hành Tứ Niệm Xứ như là vấn đề tối quan trọng. Khi một tỳ khưu tên là Badda hỏi Đại Đức Ānanda, sau khi Đức Phật nhập diệt, điều gì khiến Giáo Pháp của Đức Phật biến mất, Đại Đức Ānanda trả lời, "Bao lâu việc thực hành Tứ Niệm Xứ không bị lãng quên, thì giáo pháp của Đức Phật còn tồn tại và phát triển; Nhưng khi việc thực hành Tứ Niệm Xứ suy thoái, thì Giáo Pháp sẽ dần dần biến mất."

Thiền Ānāpānassati - Niệm Hơi Thở, một trong những phương pháp của quán thân, gồm theo dõi hơi thở vào và hơi thở ra và được đa số cho là rất có lợi ích. Trong Kinh Mahā Kappina, một tỳ khưu bạch Phật, "Chúng con để ý, rằng tỳ khưu Mahā Kappina lúc nào cũng an tịnh trong thân và tập trung trong tâm, cho dù khi ở trong chúng hay ở một mình trong rừng. "Chư tỳ khưu, đúng vậy. Ai hành thiền hơi thở (ānāpānassati) với chánh niệm và ý thức đầy đủ thân luôn an tịnh và tâm luôn tập trung, không xao động chẳng hưng phấn.".

Kinh Icchānangala mô tả làm sao Đức Phật có lần an cư mùa mưa ba tháng trong rừng Icchānangala hành hạnh độc cư, hành thiền Niệm Hơi Thở hầu hết thời giaṇ Thiền Niệm Hơi Thở được biết như là địa hạt của Bậc Gíac Ngộ, bậc Cao Thượng.

Khi hoàn thành trọn vẹn việc rèn luyện trong Bảy Yếu Tố Gíac Ngộ, nhờ quán thân hay niệm hơi thở, vị ấy trở nên có niềm tin bất động trong Phật, Pháp và Tăng. Phẩm hạnh đạo đức của người như thế, nhờ thọ trì giới luật, cũng không bị hoen ố. Vị ấy đã đạt, trong sự phát triển tinh thần, tầng Thánh Nhập Lưu Đạo, nhờ đó vị ấy sẽ không bao giờ tái sanh vào đọa xứ và chịu khổ cảnh. Con đường của vị ấy chỉ hướng thượng, về phía hoàn thành ba tầng thánh cao hơn. Vị ấy chỉ kiên đi tới không ngoái lại.

Điều nầy được giải trong Kinh Paṭhama Mahānāma, bằng ẩn dụ cái bình đất đổ đầy một phần sạn và đá và một phần bằng mỡ và bơ. Bằng cách ném bình nầy vào nước và dùng cây đập bể nó, sẽ được thấy rằng sỏi và đá nhanh chóng chìm xuống dưới đáy trong lúc mỡ và bơ nổi lên mặt nước. Cũng vậy, khi một người đã ở trong năm thiện pháp của tín, giới hạnh, hiếu học, bố thí và trí tuệ qua đời, thân xác vị ấy cũng bị thối rửa mục nát nhưng tiến trình tâm cực kỳ trong sạch rồi sẽ tiếp tục trong những cảnh sống cao hơn như kiết sanh thức, (paṭisandhi).

Trong những bài kinh kết thúc là những bản tường trình về Trung Đạo, Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo.

Đức Phật không tuyên bố Toàn Gíac cho đến khi ngài hoàn toàn hiểu được Tứ Diệu Đế. "Nầy chư tỳ khưu, bao lâu trí tuệ về thực tại của Như Lai và Tuệ Quán liên quan đến Tứ Diệu Đế trong ba vòng và mười hai cách không hoàn toàn sáng tỏ đối với Như Lai, thì Như Lai không công nhận với thế giới có Chư Thiên, Ma Vương và Phạm Thiên, cùng với đại chúng có những vị ẩn sĩ, bà la môn, các vị vua và nhân dân rằng Như Lai đã tự mình hiểu, đạt và chứng ngộ sự Gỉai Thoát Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Gíac."

Đức Phật kết thúc bài kinh đầu tiên với lời "Đây là kiếp cuối cùng của Như Lai. Bây giờ Như Lai không còn tái sanh nữa."